Viễn thị có những triệu chứng gì?
- Có khá nhiều biểu hiện chủ quan của mắt viễn thị, phổ biến nhất là mỏi mắt. Người viễn thị đầu tiên cảm thấy nhìn gần khó khăn, trong khi nhìn xa còn rất tốt.
- Viễn thị cũng hay gây ra cảm giác nặng ở trán, đau ở thái dương, đôi khi nhức đầu thực sự, và muốn nhìn rõ, mắt phải cố gắng điều tiết, như vậy thường kèm theo sự co kéo các cơ trán, lông mày và mi, khiến cho mắt người viễn thị có những nếp nhăn tạo nên một dạng riêng gọi là “bộ mặt viễn thị”.
- Mắt viễn thị luôn luôn có xu hướng quay vào trong, rất “hoạt động” cho ta một cảm giác là đôi mắt rất tinh.
- Bên cạnh những biểu hiện của mắt viễn thị như chúng tôi đã kể ở trên thì hậu quả rất thường gặp là lé, bao giờ cũng lé trong.
- Sau hết là bệnh glô-côm rất thường thấy trên những người viễn thị. Người ta cho là do thể mi to, tiền phòng hẹp trong mắt viễn thị là điều kiện thuận lợi để phát sinh bệnh này.
Nguyên nhân nào gây viễn thị?
Viễn thị có 3 nguyên nhân chính đó là:
- Do bẩm sinh cầu mắt ngắn
- Do không giữ đúng khoảng cách nhìn trong vệ sinh học được, thường xuyên nhìn xa khiến thể thủy tinh luôn xẹp xuống( dãn) , lâu dần mất tính đàn hôi, mất dần khả năng phồng
- Do người già thể thủy tinh đã bị lão hóa, mất tính đàn hồi, không phồng được
Người viễn thị khi nhìn như người bình thương thì ảnh của vật ở phía sau màng lưới. muốn nhìn rõ vật ở khoảng cách bình thường thì phải tăng độ tụ hội để kéo ảnh vật từ sau về đúng màng lưới bằng cách đeo thêm kính viền (kính hội tụ)
Các biến chứng của bệnh viễn thị
Viễn thị có thể được kết hợp với một số vấn đề, chẳng hạn như:
Tiến triển viễn thị: Một số trẻ em bị viễn thị có thể phát triển. Thiết kế kính đặc biệt chính xác cho hiệu quả một phần hoặc tất cả các viễn thị.
Giảm chất lượng cuộc sống: Viễn thị không điều trị có thể ảnh hưởng đến chất lượng sống. Có thể không có khả năng thực hiện một nhiệm vụ cũng như mong muốn, và tầm nhìn hạn chế có thể làm giảm đi sự thú vị của các hoạt động hằng ngày. Ở trẻ em, không được điều trị viễn thị có thể gây ra các vấn đề học tập.
Mỏi mắt: Viễn thị không điều trị có thể khiến nheo mắt hoặc căng mắt để duy trì sự tập trung. Điều này có thể dẫn đến mỏi mắt và nhức đầu.
Mất an toàn: Vì sự an toàn của chính mình và của người khác, không lái xe hay vận hành thiết bị nặng nếu có một vấn đề tầm nhìn.
Điều trị viễn thị:
-
Việc đeo kính phải đi kèm với chế độ luyện tập mắt tích cực để làm giảm độ viễn thị. Trẻ cần được khuyến khích các hoạt động liên quan đến thị giác như vẽ tranh, tô màu, đọc truyện… Mục đích là làm tăng độ khúc xạ của thể thủy tinh dẫn đến giảm độ viễn thị (cận thị hóa viễn thị)
-
Với những trẻ bị nhược thị thì cần chế độ luyện tập tích cực hơn như bịt mắt lành tập mắt nhược thị, hoặc tập trên các hệ thống máy kích thích hoàng điểm, máy tập thị giác 2 mắt…
-
Bên cạnh đó, trẻ cần được điều trị chứng lác mắt (nếu có)
-
Trẻ cần được theo dõi ít nhất 6 tháng 1 lần để điều chỉnh kính cho phù hợp với sự tiến triển của viễn thị.