Gửi thông tin tư vấn

Mời các bạn để lại thông tin dưới đây, chúng tôi sẽ liên hệ ngay với bạn!

Quặm mi bẩm sinh và mắc phải

Ngày đăng: 21/02/2020 bởi admin
Lượt xem: 1980

Khi bị quặm trẻ khó chịu hay dụi mắt, chảy nước mắt gây viêm kết mạc, trợt biểu mô và nặng hơn là viêm loét giác mạc để lại sẹo gây giảm thị lực. Đến nay điều trị quặm vẫn chủ yếu là phẫu thuật.

 

Biểu hiện lâm sàng

Bệnh hay gặp ở những trẻ có khuôn  mặt bụ bẫm, gốc mũi thấp, tẹt. Do hàng lông  mi cọ sát vào giác mạc làm trẻ khó chịu luôn luôn dụi mắt. Mắt kích thích gây chảy nước mắt, đỏ mắt, có thể có dử, nếu kéo dài có thể gây viêm kết mạc. Nếu không được điều trị, lông  mi làm tổn thương giác mạc, gây trợt giác mạc. Nếu bệnh tiến triển nặng và kéo dài có thể gây viêm loét giác mạc để lại sẹo làm giảm thị lực.

Cần phải phân biệt trẻ bị quặm bẩm sinh với trẻ bị tắc lệ đạo. Ở trẻ bị tắc lệ đạo cũng thường có chảy nước mắt kéo dài, ra dử mắt, nhưng không gây đỏ mắt. Khi thăm khám nếu trẻ không phối hợp, quấy khóc nhiều, mắt nhắm thì có thể chẩn đoán nhầm với quặm bẩm sinh. Tuy nhiên nếu thăm khám kỹ kết hợp với bơm rửa lệ đạo có thể giúp chẩn đoán phân biệt dễ dàng với quặm bẩm sinh.

Ngoài ra cũng cần lưu ý phân biệt quặm bẩm sinh với tật hai hàng lông mi, đó là tình trạng xuất hiện một hàng lông mi thứ hai ngay phía sau hàng lông mi thứ nhất bình thường. Dị tật này có thể xuất hiện đơn độc hoặc đi kèm với những bất thường bẩm sinh khác, nhiều tác giả cho rằng bệnh có liên quan đến di truyền nhiễm sắc thể thường.

Ðiều trị

Ở những trẻ nhỏ dưới 1 tuổi,  lông mi chưa đủ cứng để gây tổn hại giác mạc do đó có thể  cho trẻ tra thuốc (dùng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% hoặc dung dịch kháng sinh như tobrex) và hướng dẫn cho bố mẹ trẻ cách vuốt bờ mi nhằm mục đích làm cho bờ mi bật ra ngoài,  lông mi không cọ vào giác mạc tránh tổn hại giác mạc. Nếu bệnh không tự mất đi thì có thể phẫu thuật  khi trẻ lớn hơn.

Phẫu thuật điều trị quặm bẩm sinh được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên về nhãn khoa là phẫu thuật tương đối đơn giản, thời gian phẫu thuật ngắn, không để lai sẹo gây mất thẩm mỹ. Khi trẻ có các biểu hiện bất thường như hay dụi mắt, chảy nước mắt cần đưa trẻ đến các cơ sở nhãn khoa để được khám và điều trị.

Bình luận facebook

Các bài viết khác

Da dư, mỡ mí mắt
21/02/2020
2159 lượt xem
Chắp, lẹo
21/02/2020
2005 lượt xem
Quặm mi bẩm sinh và mắc phải
21/02/2020
1980 lượt xem
Viêm bờ mi
21/02/2020
2146 lượt xem
Danh mục dịch vụ

Thông tin liên hệ

Gọi ngay để được tư vấn
QUẢNG NAM

An Phú, Tam Kỳ, Quảng Nam.

0235 3818 996

bvmat.qna@gmail.com

Thời gian làm việc

Thời gian làm việc từ thứ hai đến thứ sáu trừ các ngày nghỉ lễ theo quy định của nhà nước. Cấp cứu 24/7.

  • Sáng: Từ 7h00 đến 11h30
  • Chiều: Từ 13h30 đến 17h00

Đặt lịch khám