Gửi thông tin tư vấn

Mời các bạn để lại thông tin dưới đây, chúng tôi sẽ liên hệ ngay với bạn!

Bệnh lý thần kinh thị giác

Ngày đăng: 20/02/2020 bởi admin
Lượt xem: 2279

Viêm thị thần kinh là hiện tượng viêm, nhiễm khuẩn cấp tính hoặc mạn tính xảy ra trên dây thần kinh thị giác (có thể chỉ ở một phần hoặc toàn bộ, tại một điểm nào đó hay toàn bộ chiều dài của dây thần kinh).

Bệnh thường xảy ra ở 1 bên mắt, nhưng cũng có khi biểu hiện ở cả 2 bên. Biểu hiện lâm sàng của bệnh rất đa dạng tuỳ thuộc vào sự tồn tại độc lập của bệnh hay kết hợp cùng những bệnh khác. Dựa theo những triệu chứng thấy được khi soi đáy mắt và chụp mạch huỳnh quang, bệnh viêm thị thần kinh có thể được chia ra các hình thái như sau:

-Viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu: gai thị, võng mạc hầu như chưa có sự thay đổi.

-Viêm gai thị: gai thị phù nề, có thể có xuất huyết nông quanh gai thị. Chụp mạch huỳnh quang cho thấy có giãn mao mạch, các vi phình mạch, tăng huỳnh quang vào thì muộn và tồn tại cố định ở gai thị.

Các khám nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác như chụp cắt lớp hay chụp cộng hưởng từ có giá trị gợi ý chuẩn đoán, theo dõi và tiên lượng bệnh.
 


 

Nguyên nhân dẫn tới viêm thị thần kinh

Viêm dây thần kinh thị giác hay gặp từ đối tượng thanh niên đến trung niên (từ 20 – 45 tuổi), tuổi trung bình khởi phát là khoảng 30 tuổi. Người ngoài 45 tuổi hay trẻ em cũng có thể mắc bệnh này nhưng với tỷ lệ ít hơn. Ngoài ra, người ta còn thấy tỷ lệ phụ nữ mắc viêm dây thần kinh thị giác nhiều gấp đôi nam giới.

Viêm dây thần kinh thị giác cũng xảy ra nhiều hơn người da trắng. Một số đột biến gen có thể làm tăng nguy cơ phát triển viêm dây thần kinh thị giác. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm dây thần kinh thị giác. Nhìn chung, các chuyên gia nhãn khoa thường xếp theo 3 nhóm nguyên nhân theo vị trí là: tại chỗ, lân cận và toàn thân.

-Tại chỗ: mọi viêm nhiễm trong nhãn cầu đều có thể gây ra viêm gai thị (có thể xuất phát từ các bệnh lý ở mắt như: viêm màng bồ đào, viêm hắc mạc, viêm võng mạc do virus cự bào trong bệnh AIDS, viêm nội nhãn).

-Lân cận: Các ổ nhiễm trùng lân cận thị thần kinh như viêm tai, viêm mũi-xoang, viêm họng, viêm amidan, sâu răng… có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm thị thần kinh.

-Toàn thân: Các bệnh nhiễm khuẩn toàn thân cấp và mạn tính cũng có khả năng dẫn đến viêm thị thần kinh. Cụ thể như:

+Các loại virus đậu mùa, cúm, thấp khớp, bạch hầu, sốt phát ban, quai bị

+Nhiễm nấm: Nấm Candidat albicans thường gây viên hắc võng mạc kết hợp với viêm gai thị, hay gặp ở người nghiện heroine, suy giảm miễn dịch. Một số loại nấm khác cũng gây viêm thị thần kinh là cryptoccose, aspergillose, histoplasmose…

+Các nhiễm khuẩn của hệ thần kinh: viêm não, viêm màng não là nguyên nhân của 1 số trường hợp bị bệnh.

+Các vi khuẩn như lao, giang mai, rickettsiose cũng là những tác nhân gây bệnh hay gặp trong bệnh lý này.

+Những hội chứng màng bồ đào-màng não như bệnh Vogt-Koyanagi-Harada, nhẫn viêm đồng cảm, bệnh Behcet cũng hay kèm theo viêm gai thị.

+Các bệnh dị ứng: sau tiêm huyết thanh chống bạch hầu, uốn ván, dị ứng thực phẩm, phù Quincke…

– Nguyên nhân khác: ngộ độc rượu, ngộ độc thuốc, thiếu vitamin nhóm B, thiếu máu thị thần kinh, chấn thương…

Triệu chứng viêm dây thần kinh thị giác

Hầu hết những người viêm dây thần kinh thị giác cảm thấy đau tăng khi vận động nhãn cầu; có thể đau trong vòng một tuần và sau đó biến mất trong vài ngày. Người bệnh thấy thị lực giảm sút nhanh hay rất nhanh (trong hình thái cấp tính), hoặc từ vài ba ngày tới vài tuần (đối với hình thái mạn tính), có thể mù hẳn.

Có thể gặp thị lực giảm khi vận động nhiều trong môi trường nhiệt độ cao sau đó sẽ trở về bình thường (hiện tượng uhthoff). Người bệnh bị rối loạn trong việc nhận biết màu sắc, thậm chí có trường hợp không còn phân biệt được màu sắc. Vùng nhìn (thị trường) biến đổi sau khi giảm thị lực, thị trường không ổn định, thay đổi tuỳ theo thời điểm.

Phản xạ ánh sáng giảm. Đồng tử không đồng đều giữa 2 mắt. Mắt bị bệnh có đồng tử co kém và chậm hơn khi có kích thích ánh sáng, RAPD(+). Điện chẩm kích thích là xét nghiệm có giá trị lớn trong việc chẩn đoán bệnh này. Nó cho biết thời gian dẫn truyền xung thần kinh từ mắt lên tới não cùng điện thế.

Ở bệnh nhân viêm thị thần kinh, khi làm xét nghiệm sẽ có biểu hiện biên độ sóng giảm (điện thế giảm) cùng thời gian dẫn truyền tín hiệu bị kéo dài hơn bình thường.

 

viêm dây thần kinh thị giác

Bình luận facebook

Các bài viết khác

Thoái hóa võng mạc chu biên
20/02/2020
2634 lượt xem
Viêm màng Bồ đào
20/02/2020
1893 lượt xem
Bệnh mắt và các bệnh toàn thân
20/02/2020
1855 lượt xem
Tắc tĩnh mạch trung tâm VM
20/02/2020
1769 lượt xem
Danh mục dịch vụ

Thông tin liên hệ

Gọi ngay để được tư vấn
QUẢNG NAM

An Phú, Tam Kỳ, Quảng Nam.

0235 3818 996

bvmat.qna@gmail.com

Thời gian làm việc

Thời gian làm việc từ thứ hai đến thứ sáu trừ các ngày nghỉ lễ theo quy định của nhà nước. Cấp cứu 24/7.

  • Sáng: Từ 7h00 đến 11h30
  • Chiều: Từ 13h30 đến 17h00

Đặt lịch khám