Gửi thông tin tư vấn

Mời các bạn để lại thông tin dưới đây, chúng tôi sẽ liên hệ ngay với bạn!

THÔNG TIN CƠ BẢN DÀNH CHO BỆNH NHÂN VỀ VÔ CẢM TRONG PHẪU THUẬT NHÃN KHOA

Ngày đăng: 10/12/2021 bởi admin
Lượt xem: 283

THÔNG TIN CƠ BẢN DÀNH CHO BỆNH NHÂN VỀ VÔ CẢM TRONG PHẪU THUẬT NHÃN KHOA

1. Vô cảm là gì?

- Vô cảm là phương pháp được sử dụng trong hầu hết các cuộc phẫu thuật để làm mất đi cảm giác tạm thời, giúp người bệnh không cảm thấy đau hoặc stress trong quá trình phẫu thuật. Vô cảm còn gọi là gây mê hoặc gây tê.

- Các phương pháp vô cảm được thực hiện bởi Bác sĩ gây mê hồi sức hoặc Điều dưỡng gây mê.

2. Điều gì xảy ra trước cuộc phẫu thuật?

- Bác sĩ gây mê sẽ giải thích quá trình vô cảm cho bệnh nhân. Người bệnh có thể nhận được một vài hướng dẫn sau:

·         Ngưng một vài loại thuốc trước khi mổ.

·         Khi nào cần nhịn ăn và uống trước phẫu thuật.

·         Bác sĩ gây mê sẽ:

·         Chắc chắn rằng người bệnh có thể nằm yên và làm theo hướng dẫn trong quá trình phẫu thuật.

·         Đặt câu hỏi về sức khỏe, các cuộc phẫu thuật đã trải qua và các loại thuốc người bệnh hiện đang sử dụng.

·         Kiểm tra mắt, miệng và đường thở của người bệnh.

·         Trả lời những thắc mắc.

3. Phương pháp vô cảm nào sẽ được chỉ định?

- Việc lựa chọn phương pháp nào phụ thuộc vào yêu cầu của bác sĩ phẫu thuật và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Mỗi phương pháp vô cảm có tác dụng và nguy cơ khác nhau.

·         Tê tại chỗ: Mắt được chỉ định phẫu thuật sẽ được nhỏ thuốc tê hoặc tra gel.

·         Tê vùng: Bác sĩ gây mê hoặc phẫu thuật viên sẽ tiêm thuốc tê vào hốc mắt của người bệnh để loại bỏ cảm giác đau và ức chế vận động của mắt. Phương pháp này được chỉ định khi phẫu thuật viên cần mắt người bệnh bất động hoàn toàn trong quá trình phẫu thuật.

Tê tại chỗ và/hoặc tê vùng được sử dụng phổ biến trong phẫu thuật đục thủy tinh thể hay glaucoma.

·         Gây mê toàn thân: phương pháp này sẽ khiến bệnh nhân mất ý thức vì thế sẽ không cảm nhận, không nhìn thấy hoặc nghe thấy bất cứ điều gì trong cuộc phẫu thuật. Người bệnh sẽ được đặt ống thở giúp hỗ trợ thông khí trong khi mê và rút ra trước khi tỉnh dậy, trong quá trình đó, bác sĩ gây mê sẽ theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn của người bệnh. Tuy nhiên, gây mê toàn thân không được chỉ định phổ biến ở người lớn trong phẫu thuật nhãn khoa, nhưng được áp dụng cho bệnh nhi. Những trường hợp được chỉ định gây mê toàn thân được đề cập trong bài “Các phương pháp vô cảm trong phẫu thuật nhãn khoa”

4. Điều gì xảy ra sau cuộc phẫu thuật:                                                                                              

- Tình trạng của người bệnh sau mổ sẽ phụ thuộc vào phương pháp vô cảm:

·         Nếu là tê tại chỗ hoặc tê vùng, mắt được phẫu thuật có thể tiếp tục tê trong khoảng thời gian ngắn. Nếu người bệnh được an thần thì sẽ tiếp tục cảm thấy ngái ngủ cho đến khi thuốc hết tác dụng.

·         Nếu là gây mê toàn thân, người bệnh sẽ chệnh choạng kèm hơi mơ hồ một thời gian ngắn sau khi tỉnh dậy. Nếu có được đặt ống thở thì họng sẽ cảm thấy đau rát nhẹ trong ngày đầu sau mổ. Người bệnh có thể buồn nôn, hoặc nôn và cần được điều trị bằng thuốc.

- Người bệnh sẽ có thể đau nhẹ vết mổ trong ngày đầu hoặc vài ngày đầu hậu phẫu và mắt mổ sẽ được băng lại trong 1 ngày đầu hoặc lâu hơn.

- Bác sĩ sẽ hướng dẫn khi nào người bệnh có thể trở lại sinh hoạt như thường ngày, những điều cần tránh hoặc hạn chế trong giai đoạn đầu, ví dụ: đọc sách, xem tivi hoặc uống rượu bia.

- Người bệnh có thể gọi đến số 0235818996 của bệnh viện Mắt Quảng Nam để được tư vấn nếu có vấn đề hậu phẫu khi về nhà. Và được hẹn tái khám theo lịch khi xuất viện.

https://www.uptodate.com/contents/anesthesia-for-elective-eye-surgery-the basics?source=history_mobile

Bình luận facebook

Các bài viết khác

THƯ CẢM ƠN
31/01/2021
1161 lượt xem
YÊU CẦU BÁO GIÁ SỐ 11
14/03/2024
95 lượt xem
Danh mục dịch vụ

Thông tin liên hệ

Gọi ngay để được tư vấn
QUẢNG NAM

An Phú, Tam Kỳ, Quảng Nam.

0235 3818 996

bvmat.qna@gmail.com

Thời gian làm việc

Thời gian làm việc từ thứ hai đến thứ sáu trừ các ngày nghỉ lễ theo quy định của nhà nước. Cấp cứu 24/7.

  • Sáng: Từ 7h00 đến 11h30
  • Chiều: Từ 13h30 đến 17h00

Đặt lịch khám